VI / EN

Tác động của xung đột Nga-Ukraina đối với ngành công nghiệp gỗ của Đức

Dẫn nguồn Wood365.cn, theo Hiệp hội Công nghiệp Gỗ Đức (HDH), cuộc xung đột giữa Nga-Ukraina làm ảnh hưởng tới ngành gỗ Đức, do các lệnh trừng phạt của EU đối với các ngân hàng Nga và khả năng vận chuyển thương mại lâm sản của Ukraina với Belarus gần như ngừng hoạt động.

Đồng thời, do thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên liệu thô và lao động do xung đột giữa Nga và Ukraina, hoạt động thương mại nhập khẩu các sản phẩm gỗ, đồ nội thất giữa Đức và các nước láng giềng của Ukraina như Ba Lan, Slovakia, Hungary và Rumani cũng bị ảnh hưởng.

Các nhà sản xuất ở những nước này đang phải đối mặt với các vấn đề chuỗi cung ứng, hơn nữa do không thể tìm nguồn gỗ tròn từ Nga, Belarus và Ukraina. Vì vậy các nhà sản xuất có thể tăng mua gỗ và các sản phẩm bán thành phẩm từ Đức. Điều này sẽ dẫn đến nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước của Đức bị thắt chặt và đẩy giá gỗ lên cao.

Năm 2021, Đức nhập khẩu sản phẩm gỗ, đồ nội thất và các bộ phận của đồ nội thất đạt tương ứng 625 triệu Eur, 309 triệu Eur và 285 triệu Eur từ Nga, Belarus và Ukraina, chiếm 2,6%, 1,3% và 2,6% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và đồ nội thất của Đức. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm gỗ xẻ mềm, gỗ veneer cứng, gỗ veneer, ván ép, pallet hộp, đồ nội thất phòng ngủ...

Cũng trong năm 2021, Đức đã xuất khẩu sản phẩm gỗ và đồ gỗ tới 3 thị trường trên là 176 triệu Eur, trong đó Nga là thị trường quan trọng nhất và chỉ xuất khẩu một lượng rất nhỏ sang Belarus và Ukraina.

Đồ nội thất nhà bếp, phụ kiện đồ nội thất và gỗ MDF là những mặt hàng xuất khẩu chính của Đức tới các thị trường này. Theo ước tính, tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraina đối với ngành công nghiệp gỗ của Đức sẽ ảnh hưởng rất nhiều vấn đề.

Thứ nhất, nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ của Đức sẽ bị giảm mạnh. Theo Hiệp hội tấm ván làm từ gỗ của Đức, mặc dù ngành công nghiệp tấm ván làm từ gỗ của Đức không nhập khẩu nguyên liệu thô từ Nga hoặc Belarus, nhưng các thị trường như Ba Lan là nhà cung cấp nguyên liệu chính cho ngành gỗ tấm ván của Đức. Ba Lan nhập khẩu gỗ chủ yếu là từ Nga và Ukraina. Hiện tại, việc mua hàng từ 2 thị trường này giảm hoặc thậm chí đình trệ, điều này sẽ dẫn đến việc giảm lượng nguyên liệu thô để chế biến ván từ gỗ tại thị trường Đức.

Ngoài ra, tất cả gỗ từ Nga và Belarus hiện được PEFC và FSC xác định là gỗ xung đột, dẫn đến nguồn cung các sản phẩm được chứng nhận vốn đã hạn chế và cạnh tranh đối với gỗ được chứng nhận ngày càng gia tăng.

Thứ hai, vì ngành công nghiệp ván gỗ là một ngành sử dụng nhiều năng lượng, với sự bùng nổ của các cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina, khiến giá năng lượng và urê được sử dụng để sản xuất cao su đã tăng lên, và ngành công nghiệp ván gỗ của Đức đã bị ảnh hưởng rất lớn.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK), xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraina sẽ có tác động nghiêm trọng đến quan hệ thương mại Đức - Nga và việc cung cấp năng lượng. Đức phụ thuộc rất nhiều vào Nga để nhập khẩu khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và than đá. Ba loại sản phẩm này do Nga cung cấp lần lượt chiếm 55%, 35% và 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của Đức.

Ngành công nghiệp đồ gỗ của Đức sẽ mất một thị trường xuất khẩu quan trọng. Nga từng là thị trường xuất khẩu quan trọng của đồ nội thất Đức. Trước khi xảy ra cuộc xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraina. Năm 2014, xuất khẩu đồ nội thất của Đức sang Nga đã vượt 200 triệu Eur. Đến năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất của Đức sang Nga đạt 87,5 Eur. Theo Hiệp hội Công nghiệp Nội thất Đức dự báo, xuất khẩu đồ nội thất của Đức sang Nga sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Gỗ Việt





Các tin khác

Bản quyền thuộc về công ty Cổ Phần Tân Vĩnh Cửu
Hotline: 1900 2345 19
Lên đầu trang